Trương Bảo Cao về Thanh Hải của Tân La đánh hải tặc Lý Đạo Hình Trương_Bảo_Cao

Lý Đạo Hình lúc này đang ở Tân La, do không còn hứng thú với việc thương buôn nên hắn đã quay lại làm hải tặc như xưa. Lý Đạo Hình cùng Yeom Mun, Jang Dae Chi, Tống Đạt, Thiên Thái tiến hành cướp bóc những tàu bè qua lại trên biển giữa Tân La và nhà Đường. Điều này khiến các thương buôn điều hoảng sợ và không dám đi biển nữa, trong số họ có cả phu nhân Jami cũng bị hải tặc đánh cướp khi thuyền đến Kim Thành (Khánh Châu - Gyeongju). Quan quân Võ Trân Châu (Muju) với đô đốc Kim Xương Kiếm (được Jami phu nhân dùng tiền đưa lên) điều bị bọn hải tặc đánh tan. Lý Đạo Hình mở rộng địa bàn trên vùng biển Tây Nam của Tân La (biển Hoàng Hải).

Trong số hải tặc có Tống ĐạtThiên Thái luôn đi long bong tại Võ Trân Châu. Jami phu nhân sai người bắt bọn chúng và hỏi ra mới biết là Lý Đạo Hình là thủ lĩnh hải tặc ở đảo Chân Nguyệt. Phu nhân Jami bí mật cùng Giáo vệ Neung Chang đến đảo Chân Nguyệt gặp Lý Đạo Hình. Jami phu nhân xin phép Lý Đạo Hình cho thuyền của bà ta đi trên biển an toàn, đổi lại Jami phu nhân giúp Lý Đạo Hình mua bán quân đội, ngựa, lương thực với nước Bột Hải (đời vua Bột Hải Tuyên Vương) phía bắc Tân La.

Lý Đạo Hình nghe lời khuyên của Jami phu nhân mà cho Yeom Mun tấn công tàu của thương buôn Tiết Bình đi từ nhà Đường (đời vua Đường Kính Tông) sang Nhật Bản (đời Thiên hoàng Junna) nhằm gây sự với Trương Bảo Cao. Lưu Tử Thành của thương đoàn Tiết Bình trên đường biển sang Nhật Bản thì bị Yeom Mun tấn công, cướp gần hết số hàng hoá. Lưu Tử Thành trở về Dương Châu nhà Đường báo lại cho Trương Bảo Cao biết khiến Trương Bảo Cao tức giận.

Từng chứng kiến người Tân La bị hải tặc bắt làm nô lệ và bán sang nhà Đường, Trương Bảo Cao rất phẫn nộ nên quyết định trở về Tân La để đánh dẹp các tàu buôn nô lệ. Trương Bảo Cao liền xin Tiết Bình đại nhân cho mình đi với Thôi Võ Xương, mấy trăm tên hộ vệ, mấy chục tên võ sĩ giác đấu rời Dương Châu nhà Đường (đời vua Đường Kính Tông) về Tân La (đời vua Tân La Hiến Đức Vương) để tiêu diệt bọn hải tặc.

Năm 825 đoàn người của Trương Bảo Cao về nước Tân La, đến Võ Trân Châu (Muju) thì họ bị đô đốc Võ Trân Châu là Kim Xương Kiếm cản lại ở bến tàu Đỗ Lĩnh, không cho lên bờ. Trương Bảo Cao cùng Thôi Võ Xương đến phủ đô đốc Võ Trân Châu xin phép nhưng không được Kim Xương Kiếm chấp nhận (thực ra là phu nhân Jami đã ra lệnh cho Kim Xương Kiếm phải từ chối như thế). Trương Bảo Cao đến nhà Jami phu nhân xin bà ta nói với Kim Xương Kiếm cho họ lên bờ. Jami phu nhân có hứa sẽ nói giúp với Kim Xương Kiếm nhưng thực ra là không làm gì cả.

Tiết Bình đại nhân ở Dương Châu nhà Đường nhận thư của Trương Bảo Cao thì sai tiểu thơ Thái Trân với Bạch Hạ Trinh mang thêm hộ vệ và lương thực đến trợ giúp Trương Bảo Cao. Lúc này Trịnh Niên còn làm đại tướng Vũ Ninh quân nhà Đường (đời vua Đường Kính Tông), do uống rượu say đánh người nên bị trục xuất khỏi Võ Ninh quân. Biết tin Trương Bảo Cao đã về Tân La để đánh hải tặc thì Trịnh Niên đi theo đoàn thuyền của Thái Trân đến Tân La. Đoàn hộ vệ của Trương Bảo Cao phải sống trên tàu suốt nhiều tháng.

Đến năm 826, tại triều đình Tân La, vua Tân La Hiến Đức Vương mất, đệ là Kim Cảnh Huy kế vị, tức vua Tân La Hưng Đức Vương. Ông này rất mực thương yêu vương hậu Định Mục. Không may do mới lên ngôi được 3 tháng, vương hậu Định Mục qua đời khiến vua Tân La Hưng Đức Vương đau lòng, từ đó vua không gần gũi với cung tần nào hết. Do đó vua Tân La Hưng Đức Vương không có thái tử để kế thừa ngôi báu, việc này khiến Tân La bị rối loạn. Trong triều có 2 phe do Kim Trung CôngKim Quân Trinh dẫn đầu đối kháng nhau. Kim Trung Công được phong làm Tể tướng, sau này sẽ được kế thừa quân vị hoàng đế. Hưng Đức Vương còn phong cho con của Kim Quân TrinhKim Hựu Trưng làm sử trung đại nhân (nhằm kiềm chế Kim Trung Công). Con Kim Trung Công là Kim Minh cũng được làm chức cao trong hoàng tộc. Jami phu nhân cũng là một quý tộc và bà ta luôn ủng hộ phe của Kim Trung Công nên bà ta luôn được Tể tướng giúp đỡ (do vậy thương đoàn của bà ta được phát triển mạnh ở Võ Trân Châu).

Kim Hựu Trưng từng được cử làm sứ giả sang nhà Đường, đến Trường An thì ông ta gặp tiểu thơ Jung Hwa đang bị bắt làm kỹ nữ ở đây thì ông chuộc thân cô ấy ra. Biết Jung Hwa là quý tộc nên Kim Hựu Trưng định gả cho hoàng thân trong triều nhưng Jung Hwa không chịu. Jung Hwa muốn làm thương mại, nhờ Kim Hựu Trưng bỏ vốn mà thành lập thương buôn, mở rộng quy mô ở Hán Châu thuộc Tân La và Hàng Châu thuộc nhà Đường, chiếm mất các mối làm ăn của Jami phu nhân tại Võ Trân Châu (Muju). Jami phu nhân chỉ biết có thương đoàn đang uy hiếp mình mà không rõ ai là chủ thương đoàn này.

Bấy giờ Kim Hựu Trưng từ quan ở Kim Thành (Khánh Châu - Gyeongju), về Võ Trân Châu. Jami phu nhân gặp Kim Hựu Trưng để tạo mối quan hệ. Tuy nhiên bà ta bị Kim Hựu Trưng sỉ vả vì ông ta biết Jami phu nhân muốn gây dựng thế lực ở Kim Thành. Sau đó Kim Hựu Trưng đến gặp tiểu thơ Jung Hwa. Jung Hwa kể cho Kim Hựu Trưng nghe thêm về Jami phu nhân.

Lúc này Trương Bảo Cao thấy lâu quá mà đô đốc Võ Trân Châu là Kim Xương Kiếm vẫn chưa cho họ lên bờ thì tức giận. Trương Bảo Cao làm liều cho đoàn hộ vệ lên bờ ở bến tàu Đỗ Lĩnh thuộc Võ Trân Châu, định rằng nếu quan binh Tân La ngăn cản thì Trương Bảo Cao đánh luôn. Kim Xương Kiếm nghe tin thì tập hợp quân đội cản đoàn người của Trương Bảo Cao ở bến tàu Đỗ Lĩnh, gia hạn đến tối không rời đi sẽ có giao tranh với nhau. Trời gần tối, Kim Hựu Trưng thấy quân đội Võ Trân Châu huy động đến bến tàu Đỗ Lĩnh thì ông đến xem. Kim Xương Kiếm cho quân chuẩn bị tấn công đoàn người của Trương Bảo Cao thì Kim Hựu Trưng ngăn lại.

Kim Hựu Trưng ra mặt hỏi Trương Bảo Cao vì sao dẫn đoàn người có vũ trang đến Tân La. Trương Bảo Cao trình bày ý muốn của mình rằng muốn đánh dẹp hải tặc giúp Tân La, nói rằng quan quân Võ Trân Châu yếu thế đã bị đánh bại hết. Trương Bảo Cao còn kể về thân phân nô lệ bị bán sang nhà Đường ngày xưa của mình và mong muốn trả thù bọn hải tặc. Kim Hựu Trưng khâm phục nghĩa khí của Trương Bảo Cao liền hạ lệnh buộc Kim Xương Kiếm cho họ lên bờ, đồng thời cấm Kim Xương Kiếm không được ngăn cản Trương Bảo Cao đánh dẹp hải tặc. Việc này khiến Jami phu nhân tức giận. Trương Bảo Cao sau đó dẫn đoàn hộ về đến đóng tại đảo Thanh Hải lập căn cứ để đánh hải tặc. Trương Bảo Cao với Trịnh Niên tìm đến mộ cha của Trương Bảo Cao mà cúng bái sau 16 năm ở nhà Đường rồi (810 - 826).

Sau đó Jami phu nhân phái Thái Phong, Minh Triết xâm nhập thương đoàn Jung Hwa để điều tra ai đứng đầu. Hai người họ bị hộ vệ của Jung Hwa là Moo Jin đánh bại phải bỏ chạy. Giáo vệ Neung Chang phải đích thân đến và nhìn thấy Jung Hwa. Giáo vệ Neung Chang quay về báo với Jami phu nhân mọi việc. Jami phu nhân biết Jung Hwa là người đứng đầu thương đoàn đang chống lại mình thì tức giận. Hôm sau đích thân Jung Hwa đến gặp mặt Jami phu nhân và tiết lộ bản thân là chủ thương đoàn đang cạnh tranh gay gắt với Jami phu nhân.

Jami phu nhân phái người điều tra thêm về người đứng sau Jung Hwa. Kết quả Jami phu nhân biết được Kim Hựu Trưng đứng phía sau chống lưng cho Jung Hwa thì càng giận. Jami phu nhân đến gặp Yeom Mun, tiết lộ rằng Jung Hwa còn sống và Trương Bảo Cao đã lập căn cứ tại Thanh Hải để chống lại hải tặc Lý Đạo Hình.

Yeom Mun biết Jung Hwa còn sống thì sai người đến nói với cô rằng có thương đoàn từ Dương Châu nhà Đường (đời vua Đường Kính Tông) đến đây muốn giao dịch buôn bán. Jung Hwa đi theo người đó và gặp Yeom Mun trên một chiếc thuyền. Yeom Mun gợi lại tình yêu thương nhưng Jung Hwa từ chối. Jung Hwa kể lại rằng cô từng làm kỹ nữ nên duyên số với Yeom Mun đã chấm dứt rồi bỏ đi. Khi đó cha con Lý Mặc Bá và Lý Thuận Trấn (thuộc hạ thương đoàn Jami phu nhân) lén gặp Jung Hwa xin cho đi theo. Jung Hwa bảo rằng họ nên tiếp tục ở thương đoàn Jami phu nhân, sau này mới thu nhận họ.

Lúc này hải tặc Lý Đạo Hình cho quân mình đi thu phục các đảo hải tặc khác ở bờ biển Tây Nam, khiến họ quy thuận hắn. Một hải tặc có võ công xuất chúng là Bạch Hà quy thuận Yeom Mun.

Trương Bảo Cao ở Thanh Hải phái người đi trinh sát các đảo của bọn hải tặc. Jang Seong-pil đi một mình thì bị hải tặc tấn công ác liệt nhưng vẫn thoát được về Thanh Hải. Thôi Võ Xương trách Jang Seong-pil dám một mình xông pha như thế? Jang Seong-pil bảo rằng nhớ ơn Trương Bảo Cao ngày xưa tha tội phản bội thương đoàn của ông ấy. Trương Bảo Cao sau đó bất ngờ cho hộ vệ đột kích một đảo của chúng, giết sạch bọn hải tặc chống đối, tha mạng cho bọn quy hàng và nhờ chúng chỉ điểm các căn cứ hải tặc khác.

Trương Bảo Cao muốn dụ hải tặc xuất hiện để dễ tiêu diệt bọn chúng nên kêu gọi các thương đoàn ở Võ Trân Châu đi đường biển đến kinh đô Kim Thành (Khánh Châu - Gyeongju), như vậy mới cạnh tranh được với Jami phu nhân, nếu hải tặc xuất hiện thì họ sẽ bảo vệ thương thuyền. Các thương buôn đều không theo, chỉ có thương thuyền Jung Hwa chấp nhận cho Trương Bảo Cao hộ vệ. Lúc này Kim Hựu Trưng nghe lời của Jung Hwa mà đến Thanh Hải nghỉ ngơi. Sau đó Jung Hwa cũng đến Thanh Hải gặp mặt Kim Hựu Trưng.

Bên Dương Châu nhà Đường (đời vua Đường Kính Tông), Tiết Bình giao thương đoàn cho Lưu Tử Thành rồi cùng Triệu Tương Kiến mang thêm hộ vệ đến đảo Thanh Hải của Tân La giúp Trương Bảo Cao đánh hải tặc. Tiết Bình diện kiến Kim Hựu Trưng và được Kim Hựu Trưng ngợi khen.

Triều đình Tân La ở kinh đô Kim Thành (Khánh Châu - Gyeongju) sai Bộ sử chánh Kim Rihong đến Thanh Hải để truyền thánh chỉ gọi Kim Hựu Trưng về Kim Thành để phục chức. Kim Rihong dừng lại ở Võ Trân Châu và gặp Jami phu nhân. Kim Rihong nói với Jami phu nhân rằng ông không muốn Kim Hựu Trưng về triều, mà chỉ muốn giết Kim Hựu Trưng. Jami phu nhân hứa rằng sẽ hành thích Kim Hựu Trưng cho. Sau đó Jami phu nhân liên hệ với Lý Đạo Hình, Jang Dae Chi và Yeom Mun, muốn Yeom Mun giúp bà ta hành thích Kim Hựu Trưng.

Yeom Mun và Bạch Hà ban đêm đến nhà Kim Hựu Trưng ở đảo Thanh Hải. Bạch Hà giao đấu với hộ vệ Moo Jin của Jung Hwa, còn Yeom Mun (đang bịt mặt) thì phóng ám khí về phía Kim Hựu Trưng. Tuy nhiên Jung Hwa đã đỡ cho Kim Hựu Trưng và bị thương. Trương Bảo Cao vừa đến nhà Kim Hựu Trưng thì đuổi theo để bắt Yeom Mun nhưng không thành công. Lý Thuận Trấn từ Võ Trân Châu đến Thanh Hải báo cho Trương Bảo Cao biết rằng cô gái phục thị Kim Hựu Trưng bị thương đó chính là Jung Hwa, chính Jung Hwa là thương đoàn cho Trương Bảo Cao hộ vệ. Trương Bảo Cao biết tiểu thơ Jung Hwa còn sống thì mừng rỡ và đi thăm hỏi Jung Hwa. Trương Bảo Cao sau đó mới kể mối quan hệ giữa mình với Jung Hwa cho Kim Hựu Trưng nghe.

Lý Thuận Trấn sau đó kể cho Trương Bảo Cao nghe việc thấy Jami phu nhân gập Tống Đạt, Thiên Thái, Bộ sử chánh Kim Rihong, rồi gặp Jang Dae Chi, gặp cả Yeom Mun. Trương Bảo Cao liền biết Jami phu nhân cấu kết với hải tặc và hải tặc chính là Lý Đạo Hình, còn Bộ sử chánh Kim Rihong là người chủ mưu ám sát Kim Hựu Trưng. Trương Bảo Cao đem chuyện này kể hết cho Kim Hựu Trưng nghe và dặn Kim Hựu Trưng nên cẩn thận đề phòng.

Lúc này Bộ sử chánh Kim Rihong ở Võ Trân Châu nghe tin Kim Hựu Trưng bình an vô sự thì lên tiếng mắng Jami phu nhân. Sau đó Kim Rihong đích thân đến Thanh Hải gặp Kim Hựu Trưng truyền thánh chỉ. Kim Hựu Trưng (Kim Ujing) không nhận chỉ, nói rằng ông muốn làm dân sống tại Thanh Hải. Kim Rihong quay về kinh đô Kim Thành.

Tiểu thơ Jung Hwa bình phục thì ra gặp Trương Bảo Cao, nói rằng duyên số giữa cô với Trương Bảo Cao cũng đã dứt vì cô từng là kỹ nữ. Trương Bảo Cao cũng đau buồn. Jung Hwa sau đó hẹn ngày nhờ Trương Bảo Cao hộ vệ thương thuyền đi Kim Thành. Jami phu nhân bí mật báo cho hải tặc Lý Đạo Hình biết. Lý Đạo Hình sai Yeom Mun đột kích thương thuyền của Jung Hwa và phải giết bằng được Trương Bảo Cao.

Đến ngày hẹn, đoàn người của Trương Bảo Cao, Thôi Võ Xương, Trịnh Niên, Bạch Hạ Trinh, Jang Seong-pil hộ vệ thương thuyền của tiểu thơ Jung Hwa khởi hành từ bến tàu Đỗ Lĩnh thuộc Võ Trân Châu đến kinh đô Kim Thành, giữa đường bọn họ bị bọn hải tặc do Yeom Mun, Jang Dae Chi, Bạch Hà, Tống Đạt, Thiên Thái đột kích. Thuyền của Trương Bảo Cao bị dồn lên một hòn đảo gần đó thì hải tặc trên đảo xông đến đánh vào đoàn người của Trương Bảo Cao. Đám hộ vệ của Trương Bảo Cao chết hơn năm mươi người. Trương Bảo Cao dùng kiếm chém rách khăn bịt mặt của Yeom Mun ra. Jung Hwa thấy Yeom Mun đang làm hải tặc cướp hàng hoá của mình thì thất vọng. Trương Bảo Cao xông đến đánh với Yeom Mun. Bạch Hà xông lên thuyền bắt Jung Hwa nhưng sau đó bị hộ vệ của Jung Hwa là Moo Jin đánh đuổi. Jung Hwa được cứu đưa về thuyền. Thôi Võ Xương với Trịnh Niên sau đó khuyên Trương Bảo Cao cho rút về Thanh Hải. Trương Bảo Cao phải rút hết đoàn người về Thanh Hải. Thương đoàn của Jung Hwa bị mất 1 chiếc thuyền với số lượng vải lớn.

Tiểu thơ Jung Hwa sau đó biết Jami phu nhân có nhúng tay vào việc hải tặc đột kích thương thuyền của mình nên nhờ Kim Hựu Trưng viết thư gửi về kinh đô Kim Thành sai quan xuống thanh tra số sách của Jami phu nhân. Kết quả họ tìm được bằng chứng Jami phu nhân trốn thuế và hàng tháng bà ta phải nộp bổ sung thuế cho triều đình Tân La rất nhiều. Khi biết được việc này do Jung Hwa làm, Jami phu nhân càng giận dữ hơn nữa.

Lúc này Triệu Tương Kiến gặp Kim Hựu Trưng thì coi tướng số cho Kim Hựu Trưng. Thấy tướng Kim Hựu Trưng có số làm vua nên Triệu Tương Kiến đòi là Lã Bất Vi ngày xưa đưa lên ngôi vua Tần Thuỷ Hoàng. Kim Hựu Trưng không trả lời Triệu Tương Kiến. Khi đó Lưu Tử Thành từ Dương Châu nhà Đường (đời vua Đường Kính Tông) đến Thanh Hải viện trợ lương thực cho Trương Bảo Cao.

Bấy giờ Trương Bảo Cao cho đoàn hộ vệ đánh hải tặc ở các đảo, Yeom Mun cũng tích cực chống đỡ. Trương Bảo Cao lấy cớ về Dương Châu nhà Đường để tăng cường binh lực nhưng bí mật đánh bản doanh hải tặc Lý Đạo Hình ở đảo Chân Nguyệt. Yeom Mun cũng dẫn hải tặc bí mật đánh úp đảo Thanh Hải.

Trương Bảo cùng Trịnh Niên, Thôi Võ Xương, Bạch Hạ Trinh đánh vào bản doanh hải tặc ở đảo Chân Nguyệt. Vì Tống Đạt muốn kiếm tiền nên mở kỹ viện gần đó khiến nhiều hải tặc đến chơi gái, gây ra việc khá ít hải tặc giữ đảo Chân Nguyệt. Trương Bảo Cao nhanh chóng giết sạch đám hải tặc đó và bắt giữ Lý Đạo Hình đem về Thanh Hải. Jang Dae Chi đến cứu Lý Đạo Hình cũng bị khống chế. Lý Đạo Hình lúc này mới tiết lộ rằng Yeom Mun đã đi Thanh Hải vô ích. Khi đó Yeom Mun cũng đang đánh Thanh Hải, giết hết mấy tên hộ vệ của Trương Bảo Cao và bắt Tiết Bình đại nhân đi khỏi Thanh Hải, đánh Lưu Tử Thành bị thương.

Yeom Mun về đảo Chân Nguyệt thấy việc Lý Đạo Hình bị Trương Bảo Cao bắt thì nổi giận, xử tử đám hải tặc đi chơi gái ở kỹ viện gần đó. Trương Bảo Cao về Thanh Hải thấy Tiết Bình đại nhân bị bắt thì hốt hoảng, giam Lý Đạo Hình trên thuyền mà không đưa lên bờ Thanh Hải, cũng giấu giếm không cho quan lại biết. Trương Bảo Cao tự mình đến đảo Chân Nguyệt gặp Yeom Mun và hẹn ngày trao đổi Lý Đạo Hình mà lấy Tiết Bình về ờ đảo Bắc Kim. Yeom Mun đồng ý với Trương Bảo Cao.

Tống Đạt chạy đến chỗ Jami phu nhân ở Võ Trân Châu muốn theo Jami phu nhân và kể rằng Trương Bảo Cao đã bắt Lý Đạo Hình. Jami phu nhân phái Giáo vệ Neung Chang đến Thanh Hải điều tra.

Khi đó Trương Bảo Cao bàn với Kim Hựu Trưng giúp mình che giấu việc Trương Bảo Cao sẽ thả Lý Đạo Hình đổi Tiết Bình. Kim Hựu Trưng biết Trương Bảo Cao trọng tình nghĩa thì đồng ý. Tuy nhiên Giáo vệ Neung Chang lúc đó đóng giả làm một hộ vệ của thương đoàn Tiết Bình nên cũng biết việc này. Neung Chang sau đó rời Thanh Hải về Võ Trân Châu báo lại cho Jami phu nhân. Jami phu nhân cho người đến kinh đô Kim Thành báo cho Tể tướng Kim Trung Công biết rằng Kim Hựu Trưng và Trương Bảo Cao thả thủ lĩnh hải tặc, tức là có cấu kết với hải tặc.

Jami phu nhân bảo Tống Đạt quay lại đảo Chân Nguyệt tiếp tục làm thuộc hạ của Yeom Mun, sau này mới thu nhận. Jang Dae Chi thấy Tống Đạt thì liền đánh đập Tống Đạt bởi hắn là chủ kỹ viện khiến hải tặc lơ là phòng bị, Lý Đạo Hình mới bị bắt. Nhưng Jang Dae Chi không tiết lộ cho Yeom Mun biết việc này của Tống Đạt.

Jami phu nhân đích thân cùng Neung Chang đến đảo Chân Nguyệt khuyên Yeom Mun cứu được Lý Đạo Hình thì nhân dịp giết luôn Trương Bảo Cao và Tiết Bình đi. Yeom Mun không muốn làm trò tiểu nhân đó nên không đồng ý. Jami phu nhân quay sang khuyên Jang Dae Chi ra tay thay cho Yeom Mun. Jang Dae Chi lệnh cho Tống Đạt ra tay.

Một đêm nọ, Trương Bảo Cao và Yeom Mun trao đổi Lý Đạo Hình và Tiết Bình với nhau ở đảo Bắc Kim. Tiết Bình đi về phía Trương Bảo Cao trên một miếng ván nối hai thuyền, Lý Đạo Hình về phía Yeom Mun trên một miếng ván còn lại cũng nối hai thuyền. Thủ hạ của Yeom Mun là Jang Dae Chi sai Tống Đạt bắn lén Tiết Bình. Tiết Bình vừa về đến mạn thuyền của Trương Bảo Cao thì bị mũi tên của Tống Đạt bắn trúng yếu điểm ở lưng. Trương Bảo Cao cùng đoàn hộ vệ hoảng hốt. Bên đây, Lý Đạo Hình thấy vậy thì chạy nhanh về phía thuyền của Yeom Mun. Yeom Mun bất ngờ việc này, thấy mình bội tín với Trương Bảo Cao thì xấu hổ và cho thuyền rút chạy. Trương Bảo Cao nổi giận lệnh thuyền truy sát thuyền của Yeom Mun. Không thấy thuyền Yeom Mun ở đâu, Trương Bảo Cao mới lệnh thuyền về đảo Thanh Hải.

Lúc này Tống Đạt luôn tự đắc rằng hắn đã lập công khi giết Tiết Bình. Yeom Mun biết chuyện thì đòi giết Tống Đạt. Jang Dae Chi tự nhận rằng chính hắn lệnh Tống Đạt làm vậy. Jang Dae Chi sau đó nói rằng không nên giữ chữ tín với kẻ thù. Yeom Mun đành chịu và cho thuyền đi đến đảo Sơn Khánh.

Trương Bảo Cao đưa Tiết Bình đại nhân về Thanh Hải chạy chữa. Thấy thương tích Tiết Bình quá nặng, Triệu Tương Kiến bảo rằng phải về Dương Châu nhà Đường mới có danh y trị được. Trương Bảo Cao nóng giận, liền dẫn các hộ vệ đánh bản doanh Lý Đạo Hình ở đảo Chân Nguyệt. Tuy nhiên Lý Đạo Hình đã rời khỏi đảo, chỉ để lại vài tên hải tặc ghìm chân Trương Bảo Cao lại. Sau khi bắt được một tên hải tặc, Trương Bảo Cao lấy khẩu cung và biết Lý Đạo Hình đang ở đảo Sơn Khánh. Trương Bảo Cao thấy vô dụng nên lui về.

Ở kinh đô Kim Thành (Khánh Châu - Gyeongju), Tể tướng Kim Trung Công nghe tin báo của Jami phu nhân về việc Kim Hựu Trưng cấu kết với hải tặc thì sai đô đốc Võ Trân Châu là Kim Xương Kiếm đi bắt Kim Hựu Trưng và Trương Bảo Cao về. Kim Hựu Trưng ở Thanh Hải bị Kim Xương Kiếm bắt giải về Kim Thành. Tiểu thơ Jung Hwa khuyên anh mình Kim Xương Kiếm đừng bắt người nhưng không thành. Lúc này Trương Bảo Cao đã dẫn toàn bộ hộ vệ cùng thương đoàn rời Thanh Hải về Dương Châu nhà Đường tìm thầy thuốc chữa trị cho Tiết Bình. Vì thế Trương Bảo Cao đã thoát mà không bị bắt.

Jami phu nhân sai người sang Dương Châu nhà Đường (đời vua Đường Kính Tông) gọi các thương gia Tân La đến đảo Sơn Khánh gặp Lý Đạo Hình xin mở đường biển để đi đến kinh đô Kim Thành nước Tân La. Lý Đạo Hình giúp cho Xung đại nhân tiếp tục mua bán nô lệ sang nhà Đường.

Tại Dương Châu nhà Đường, các thầy thuốc đều bó tay trước vết thương của Tiết Bình đại nhân. Tiết Bình trăn trối rằng Trương Bảo Cao hãy chăm sóc con gái ông ta là Thái Trân và hãy rải tro của ông ở vùng biển từ Tân La đến Nhật Bản. Nói xong rồi Tiết Bình qua đời. Trương Bảo Cao cử hành tang lễ. Mọi người đều tôn Trương Bảo Cao lên làm chủ thương đoàn, gọi là Trương hành đô. Trương Bảo Cao cho tuyển mộ thêm hộ vệ, chuẩn bị về Thanh Hải thuộc Tân La tiếp tục đánh dẹp hải tặc.

Lúc này Jami phu nhân ở Võ Trân Châu thuộc Tân La nhờ hải tặc Lý Đạo Hình cho Yeom Mun giúp bà ta ám sát các quý tộc, thương gia đang chống lại bà ta ở Võ Trân Châu. Tiểu thơ Jung Hwa sợ Trương Bảo Cao sẽ từ nhà Đường về Tân La dẹp hải tặc nữa thì cô sửa soạn đến nhà Đường. Jami phu nhân nghe tin thì sai Thái Phong, Minh Triết đi hành thích Jung Hwa. Hộ vệ của Jung Hwa là Moo Jin đánh không lại bọn họ. Yeom Mun biết được việc đó nên bịt mặt đến cứu cô. Jung Hwa biết là Yeom Mun nên lên tiếng trách cứ Yeom Mun việc đã cướp hàng hoá của cô, nay lại cứu cô khiến cô không hiểu được suy nghĩ của Yeom Mun.

Sau đó Jung Hwa rời Võ Trân Châu của Tân La đến Dương Châu nhà Đường gặp Trương Bảo Cao bảo rằng đừng về Tân La, vì nếu trở về sẽ bị bắt đi Kim Thành ngay. Trương Bảo Cao bảo rằng trốn tránh tức là đã thừa nhận cấu kết hải tặc, với lại ông phải về để cứu Kim Hựu Trưng ra. Do đó ông để Lưu Tử Thành ở lại lo việc buôn bán ở Dương Châu, bản thân mình vẫn dẫn đoàn hộ vệ lên đường về Thanh Hải thuộc Tân La. Tiểu thơ Jung Hwa và Moo Jin cũng đi theo Trương Bảo Cao về Thanh Hải.

Tiểu thơ Thái Trân rải tro của cha cô là Tiết Bình ở vùng biển từ Tân La (đời vua Tân La Hưng Đức Vương) đến Nhật Bản (đời Thiên hoàng Junna). Khi đoàn người Trương Bảo Cao vừa đến Thanh Hải được một đêm thì Đô đốc Võ Trân Châu là Kim Xương Kiếm đến áp giải Trương Bảo Cao về kinh đô Kim Thành, phong tỏa thương đoàn của ông giam tại Thanh Hải, tịch thu vũ khí.

Trương Bảo Cao tại kinh đô Kim Thành chịu mọi cực hình như kẹp hai chân, áp dùi sắt nóng chảy vào lưng nhưng Trương Bảo Cao không hề khai nhận cấu kết hải tặc. Việc này khiến Bộ sử chánh Kim Rihong thất vọng. Kim Rihong sau đó nói rằng ông ấy sẽ tha Trương Bảo Cao nhưng ông phải khai rằng chính Kim Hựu Trưng cấu kết hải tặc. Trương Bảo Cao nhất quyết không khai như thế. Kim Rihong cho tra tấn Trương Bảo Cao gắt hơn nữa.

Lúc này Lý Mặc Bá và Lý Thuận Trấn dẫn gia quyến rời Jami phu nhân ở Võ Trân Châu đến Thanh Hải theo thương đoàn của Jung Hwa. Jung Hwa lúc này mới thu nhận bọn họ. Jami phu nhân nhân thời cơ này chiếm hết các mối buôn bán làm ăn của Jung Hwa. Khi đó Trịnh Niên, Thôi Võ Xương, Jang Seong-pil lẻn trốn khỏi Thanh Hải đi trinh sát tìm nơi ẩn nấu của bọn hải tặc ở các đảo. Sau khi phát hiện hải tặc rất đông ở đảo Sơn Khánh thì họ quay về Thanh Hải chuẩn bị tâm lý chống hải tặc.

Jami phu nhân đích thân cùng Neung Chang từ Võ Trân Châu đến đảo Sơn Khánh khuyên Lý Đạo Hình cho hải tặc tổng tấn công vào Thanh Hải giết sạch đám hộ vệ của Trương Bảo Cao. Lý Đạo Hình cho là phải rồi sai Yeom Mun dẫn đám hải tặc đánh úp đảo Thanh Hải. Jami phu nhân cùng Neung Chang về lại Võ Trân Châu thì Yeom Mun cũng dẫn hải tặc đi tấn công vào đảo Thanh Hải. Dân chúng Thanh Hải bị hải tặc giết vô số, quan binh Thanh Hải bị đánh tan tành. Tướng lĩnh Tân La đang phong toả thương đoàn của Trương Bảo Cao cũng đánh không lại hải tặc. Trịnh Niên cùng Thôi Võ Xương xin vị tướng Tân La đó trả binh khí cho hộ vệ Trương Bảo Cao để đánh hải tặc. Vị tướng đó lúc đầu không chấp nhận nhưng thấy hải tặc đánh đến nơi rồi nên mới chấp thuận. Các hộ vệ của Trương Bảo Cao xông ra cản bọn hải tặc lại. Một cuộc chiến lớn nổ ra. Bạch Hạ Trinh, Thôi Võ Xương, Trịnh Niên và Jang Seong-pil xông pha đánh với bọn hải tặc. Yeom Mun chém Trịnh Niên bị thương ngay tay. Lý Mặc Bá và Lý Thuận Trấn dẫn tiểu thơ Jung Hwa chạy đi lánh nạn. Jung Hwa thấy Yeom Mun vung tay giết người không chớp mắt thì kinh sợ Yeom Mun. Tuy nhiên sau đó bọn hải tặc của Yeom Mun cũng bị đánh lui khỏi Thanh Hải. Hộ vệ của Trương Bảo Cao chết hơn trăm người. Tiểu thở Thái Trân lo chăm sóc các hộ vệ bị thương nặng, Hạ Trinh chăm sóc cho Trịnh Niên bị thương trên giường.

Tin tức này lan truyền đến kinh đô Kim Thành khiến lệnh phong tỏa thương đoàn của Trương Bảo Cao ở Thanh Hải bị hủy bỏ. Vua Tân La Hưng Đức Vương nghe tin cho giải Kim Hựu Trưng đến hỏi chuyện. Kim Hựu Trưng kể chuyện Trương Bảo Cao cho vua nghe. Vua ra lệnh thả Trương Bảo Cao ra khỏi ngục, phục hồi chức quan cho Kim Hựu Trưng. Kim Hựu Trưng vào ngục thăm Trương Bảo Cao và sai người trị thương cho Trương Bảo Cao. Khi Trương Bảo Cao khoẻ hơn thì Kim Hựu Trưng dẫn Trương Bảo Cao đến gặp vua Tân La Hưng Đức Vương.

Vua Tân La Hưng Đức Vương lúc đầu ngạc nhiên khi một tên nô lệ đòi đánh dẹp hải tặc thay cho triều đình. Trương Bảo Cao nói rằng vì hải tặc mà đường biển bị phong toả ảnh hưởng việc làm ăn của thương buôn, ảnh hưởng cuộc sống dân chúng, cũng vì hải tặc mà hằng năm có nhiều nô lệ Tân La bị chúng bán sang nhà Đường. Kim Hựu Trưng nói thêm với vua rằng Trương Bảo Cao khi nào dẹp xong hải tặc sẽ mở mạng lưới mậu dịch trên biển từ trung tâm Thanh Hải nối liền Tân La, nhà Đường (đời vua Đường Kính Tông) và Nhật Bản (đời Thiên hoàng Junna), như vậy sẽ có lợi cho tài chính của Tân La. Vua Tân La Hưng Đức Vương khâm phục Trương Bảo Cao nên ban cho Trương Bảo Cao quyền hành ở Thanh Hải mà đánh dẹp hải tặc, đồng thời lệnh cho quan quân Võ Trân Châu phải trợ giúp Trương Bảo Cao dẹp hải tặc.

Trương Bảo Cao vâng lệnh vua và cùng Kim Hựu Trưng về bến tàu Đỗ Lĩnh của Võ Trân Châu. Jami phu nhân nhìn thấy hai người này bình an thì tức tối. Sau đó Kim Hựu Trưng và Trương Bảo Cao về đảo Thanh Hải triệu tập hộ vệ lại chuẩn bị đánh hải tặc. Từ đó Thanh Hải được thành lập như một khu phức hợp quân sự dưới sự chỉ huy của Trương Bảo Cao. Lý Đạo Hình ở đảo Sơn Khánh nghe tin cũng hoảng hốt.

Lúc này Kim Hựu Trưng muốn bãi chức Đô đốc Võ Trân Châu của Kim Xương Kiếm nhưng sợ Jung Hwa buồn nên có hỏi ý kiến Jung Hwa. Jung Hwa nói rằng muốn Kim Xương Kiếm thoát khỏi cái bóng của Jami phu nhân thì nên làm như vậy. Kim Hựu Trưng gửi thư về Kim Thành xin cha là Kim Quân Trinh đưa bãi chức đô đốc Võ Trân Châu của Kim Xương Kiếm, thay vào đó là Kim Dương (cháu của Kim Hiến Xương).

Trương Bảo Cao mang hộ vệ đánh tan bọn hải tặc ở khắp các nơi. Lý Đạo Hình sai Yeom Mun chống trả, bị Trương Bảo Cao đánh bại. Lý Đạo Hình dời bản doanh khỏi đảo Sơn Khánh đến nơi khác. Trương Bảo Cao cho quân truy sát tận cùng, phong tỏa các lối trên biển, kiểm soát hết biển Tây Nam nước Tân La (biển Hoàng Hải). Chỉ còn vài hòn đảo là của Lý Đạo Hình thôi.

Lý Đạo Hình để Tống Đạt, Thiên Thái giữ một hòn đảo rồi tiếp tục đi về tây nam. Sau đó hải tặc người Nhật tấn công đảo đó nhưng bị Tống Đạt, Thiên Thái đánh bại và giết sạch. Hôm sau thì Trương Bảo Cao đem đoàn hộ vệ đến diệt sạch đám hải tặc trên đảo đó. Tống Đạt, Thiên Thái bỏ chạy đến Võ Trân Châu theo Jami phu nhân.

Lúc này Kim Dương đến Võ Trân Châu thay Kim Xương Kiếm là Đô đốc Võ Trân Châu. Kim Dương đưa lệnh ra thì Kim Xương Kiếm mới để lại chức quan ra đi. Jami phu nhân cũng bỏ rơi Kim Xương Kiếm không giúp nữa, còn Kim Dương nghiễm nhiên thành Tân đô đốc Võ Trân Châu. Jami phu nhân đến gặp Kim Dương nhưng không được Kim Dương cho gặp mặt dù đứng đợi hơn một canh giờ. Kim Dương sau đó từ Võ Trân Châu đến đảo Thanh Hải diện kiến Kim Hựu Trưng thì bị Kim Hựu Trưng la rầy rằng không nên tốn thời gian đi thăm ông, hãy dùng thời gian lo cho dân chúng. Kim Dương không hài lòng về Kim Hựu Trưng. Sau đó Kim Hựu Trưng đi kinh đô Kim Thành. Triệu Tương Kiến từ Dương Châu nhà Đường đến Thanh Hải gặp Trương Bảo Cao rồi dẫn thương đoàn đến kinh đô Kim Thành của Tân La để buôn bán.

Trương Bảo Cao nhanh chóng chiếm hết các đảo còn lại của hải tặc Lý Đạo Hình. Lý Đạo Hình phải trú đóng trên tàu gần đảo Vĩnh Kim. Một thời gian thì bọn hải tặc hết lương thực. Yeom Mun sai Jang Dae Chi đến Võ Trân Châu gặp Jami phu nhân xin giúp đỡ nhưng Jang Dae Chi bị bà ta cự tuyệt.

Trương Bảo Cao vốn nghi ngờ Jami phu nhân cấu kết hải tặc nên phái Trịnh Niên cùng Thôi Võ Xương, Jang Seong-pil đến Võ Trân Châu theo dõi Jami phu nhân. Vừa thấy Jang Dae Chi bước ra từ nhà của Jami phu nhân, Trịnh Niên xông đến tấn công và bắt được hắn đem về Thanh Hải. Ở Thanh Hải, Trương Bảo Cao cho tra khảo Jang Dae Chi để hỏi tung tích Lý Đạo Hình nhưng không được. Sau đó Trương Bảo Cao phái người đưa Jang Dae Chi lên hòn đảo hoang để bỏ đói (kế hoạch của Trương Bảo Cao). Do là hải tặc nên Jang Dae Chi biết thuỷ triều xuống sẽ bơi được đến một hòn đảo gần đó và Jang Dae Chi đã bơi khỏi hòn đảo đó, đến đảo gần nhất. Tại đây Trương Bảo Cao đã bố trí một con thuyền cho Jang Dae Chi rời đảo. Jang Dae Chi chèo thuyền đó đến về thuyền của Lý Đạo Hình gần đảo Vĩnh Kim. Trịnh Niên và Bạch Hạ Trinh vịn dưới đáy thuyền của Jang Dae Chi nên biết được nơi ẩn nấu của Lý Đạo Hình. Sau đó Trịnh Niên và Bạch Hạ Trinh về Thanh Hải báo cho Trương Bảo Cao biết rằng Lý Đạo Hình đang gần đảo Vĩnh Kim. Trương Bảo Cao liền chuẩn bị tiêu diệt Lý Đạo Hình.

Bọn hải tặc ở các nơi đều đến đầu hàng Trương Bảo Cao. Lý Đạo Hình cùng Yeom Mun với đám hải tặc còn lại ở đảo Vĩnh Kim hết lương thực. Yeom Mun cùng Bạch Hà, Jang Dae Chi mang hải tặc đi đánh cướp vòng phong tỏa của Trương Bảo Cao ở đảo Bắc Di nhằm tìm thức ăn. Lúc này Trương Bảo Cao mang hộ vệ từ đảo Thanh Hải đánh vào thuyền của Lý Đạo Hình tại đảo Vĩnh Kim. Toàn bộ hải tặc trên đảo Vĩnh Kim và trên thuyền bị giết sạch. Trương Bảo Cao, Trịnh Niên, Thôi Võ Xương vào khoang thuyền kề kiếm vào cổ Lý Đạo Hình. Lý Đạo Hình thấy bị Trương Bảo Cao, Trịnh Niên và Thôi Võ Xương khống chế thì dùng lời lẽ kích động Trương Bảo Cao rằng nếu Trương Bảo Cao bắt tay với hắn thì thiên hạ chuyện gì cũng làm được. Trương Bảo Cao bảo Trịnh Niên và Thôi Võ Xương ra khỏi khoang thuyền. Sau đó Lý Đạo Hình bị Trương Bảo Cao chém chết trong khoang thuyền. Xong việc, Trương Bảo Cao để mọi thi thể trên thuyền và trên đảo rồi triệt thoái về Thanh Hải.

Hôm sau, bọn Yeom Mun cướp lương thực ở đảo Bắc Di xong về đảo Vĩnh Kim thấy thuyền của Lý Đạo Hình có nhiều xác chết thì tỏ lo lắng. Yeom Mun vào thuyền thấy Lý Đạo Hình đã chết thì tức giận điên cuồng, Jang Dae Chi cũng giận Trương Bảo Cao. Yeom Mun sau đó cho hoả thiêu Lý Đạo Hình. Jang Dae Chi tôn Yeom Mun làm thủ lĩnh mới của đám hải tặc.